Một ngày làm việc của chủ salon tóc

Một ngày làm việc của chủ salon tóc

Không chỉ có đầu óc kinh doanh, chủ salon tóc còn phải là một cây kéo vàng, “biết lắng nghe ngôn ngữ của tóc, biết thổi hồn vào tóc để vẽ lên những chất riêng cho từng khuôn mặt”. Đồng thời, anh ấy/cô ấy – những người chủ tài hoa cần biết cách quản lý salon tóc của mình một cách tối ưu để gia tăng lợi nhuận. Vậy một ngày làm việc của chủ salon tóc như thế nào là hiệu quả?

quản lý salon tóc

Ông chủ - vâng đúng là ông chủ, nhưng chủ salon tóc không bao giờ đứng chỉ tay năm ngón mà luôn luôn bắt tay vào công việc. Một ngày làm việc của chủ salon tóc đòi hỏi sự tập trung và chi tiết để khách hàng hài lòng về dịch vụ của salon. Công việc hằng ngày, đó có thể là các cuộc gặp gỡ khách hàng, tư vấn kiểu tóc, giám sát nhân viên, quản lý doanh thu – chi phí, lên kế hoạch marketing, tham gia các sự kiện chuyên nghiệp,...

Chào hỏi khách hàng và tư vấn kiểu tóc

Một chủ tiệm tóc có thể bắt đầu công việc hằng ngày của mình bằng cách chào hỏi khách hàng và tư vấn kiểu tóc. Chủ salon tóc cần có một sự tiếp cận nồng hậu, nhiệt tình và chuyên nghiệp khi hỏi khách hàng về các dịch vụ họ muốn làm, phong cách họ mong muốn và giới thiệu tới khách hàng nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp về dịch vụ. Công việc của chủ tiệm tóc không kết thúc ở đó. Trong thời gian nhân viên làm tóc cho khách, chủ tiệm nên kiểm tra những điều đang xảy ra và hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.

Marketing, thu hút khách hàng

Marketing, thu hút khách hàng

Là một người chủ, bạn nên sử dụng một phần của ngày làm việc để phát triển ý tưởng, quảng bá doanh nghiệp. Marketing như vậy có thể bao gồm các quảng bá hoặc xúc tiến các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như tạo một website riêng của salon và marketing các dịch vụ trên đó. Chủ salon cũng nên liên kết với cộng đồng doanh nghiệp địa phương, xúc tiến chéo các doanh nghiệp với nhau. Đặc biệt, bạn cần quản lý nội bộ cũng như tương tác với khách hàng bằng một phần mềm quản lý salon tóc từ xa để bạn có thể quản lý salon khi vắng mặt, theo dõi tiến độ công việc của salon và tương tác với khách hàng bằng các lịch hẹn,...

Quản lý và giám sát nhân viên

Hiển nhiên, là một người đứng đầu, chủ salon tóc cần quản lý chặt chẽ nhân viên của mình, thường xuyên giám sát nhân viên của mình làm việc như thế nào, phục vụ khách ra sao, thời gian làm việc thế nào,...Khi cần thì chủ tiệm có thể nhắc nhở nhân viên để duy trì một tác phong chuyên nghiệp, chẳng hạn như hạn chế không sử dụng điện thoại di động khi đang phục vụ khách hàng, nhắc nhở về cách giao tiếp lịch sự với khách hàng,...Chủ salon tóc cũng nên khôn ngoan khi đánh giá kỹ thuật tạo mẫu để cải tiến khi cần thiết hay sử dụng một phần trong ngày của mình để tìm các hội thảo chuyên nghiệp cho nhân viên tham dự.

Để chủ động theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như quản lý nhân viên của mình một cách dễ dàng, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý salon tóc. Thứ nhất, bạn có thể điều phối nhân viên của mình để làm tóc cho khách hàng. Thứ hai, bạn dễ dàng chấm công, tính lương cho nhân viên mà không cần quản lý bằng sổ sách tay hay nhập liệu trên excel, tất cả mọi thứ, phần mềm sẽ hỗ trợ cho bạn, giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí.

Xử lý khiếu nại của khách hàng

Xử lý khiếu nại của khách hàng

Trong marketing cũng như trong kinh doanh, khách hàng chính là thượng đế, cần được coi là trung tâm. Mọi sự vụ liên quan tới khách hàng cần được ưu tiên giải quyết, trong đó xử lý khiếu nại của khách là vấn đề cần được giải quyết ngay. Trên thực tế, ngay cả một nhà tạo mẫu tóc tốt nhất đôi khi cũng không thể làm hài lòng khách hàng đã đặt lịch. Điều quan trọng là chủ salon cần bước vào và giải quyết trơn tru mọi vấn đề.

Chẳng hạn, khi khách hàng đã nói rõ những gì cô ấy muốn cho người tạo mẫu tóc nhưng không hài lòng về kiểu tóc được làm, chủ tiệm cần lắng nghe ý kiến khách hàng. Tại thời điểm này, chủ sở hữu phải cân bằng sự thoả mãn khách hàng, có thể giảm giá dịch vụ và hỗ trợ anh nhân viên của mình bằng cách trấn an anh ấy về chất lượng công việc của anh ấy. Bằng kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, chủ tiệm là người phán xử cuối cùng để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn và nhân viên của mình cảm thấy an tâm, làm hài hòa mọi việc.

Nhiệm vụ hành chính

Quản lý thu chi

Vào một thời điểm nào đó trong ngày làm việc, đặc biệt là cuối ngày, chủ tiệm tóc nên theo dõi tình hình doanh thu trong ngày cũng như những lượt khách đến salon, phân loại khách mới, khách thân thiết để có chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp. Bên cạnh đó, quản lý thu chi cho salon cũng rất quan trọng, đòi hỏi độ chính xác, hợp lý. Một phần mềm quản lý tiệm tóc có thể giúp bạn quản lý tình hình tài chính một cách khoa học, chính xác bằng những bản bảo cáo doanh thu ngày, doanh thu theo nhân viên, doanh thu tiền mặt, doanh thu chuyển khoản, khách hàng mới, khách hàng quay lại,...Để từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.

Tham dự hội nghị chuyên nghiệp

Một phần của ngày làm việc của chủ salon có thể là ở tại salon hay đi tham dự các sự kiện chuyên nghiệp. Đây có thể là các hội thảo, các sự kiện nghề, trong đó bạn cần tìm hiểu về các xu hướng hiện tại trong kinh doanh tiệm làm tóc, thu thập những ý tưởng mới để quảng bá và xem các cuộc trình diễn, các kỹ thuật và phong cách mới. Bạn cũng có thể tham dự các sự kiện từ thiện và cung cấp các dịch vụ cho những người kém may mắn trong cộng đồng địa phương,...

Một ngày làm việc của chủ salon tóc có rất nhiều thứ phải làm. Hãy để SalonHero san sẻ bớt gánh nặng của bạn bằng phần mềm quản lý salon chuyên dụng. Từ lịch hẹn với khách hàng, đến cách quản lý nhân viên hay theo dõi doanh thu, lịch sử giao dịch với khách hàng,...tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn với chỉ một chiếc điện thoại hay máy tính. Hãy thử và cảm nhận, bạn sẽ thấy tiện dụng đến mức nào.

 

Xem thêm các bài viết khác

Copyright © 2017. SalonHero.vn - Công ty TNHH TechHero Việt nam