NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MỞ SALON LÀM TÓC

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI MỞ SALON LÀM TÓC

 

Mở một salon làm đẹp không hề khó như bạn nghĩ.

Bạn cần gì để mở một salon làm tóc?

Điều không thể thiếu khi mở một salon làm tóc đó là phải có tài chính và kế hoạch rõ ràng. Tại sao bạn cần 2 điều này? Đầu tiên về tài chính, tất cả mọi hoạt động của salon đều cần đến tiền. Thực vậy khi chưa thể xoay vòng vốn, tài chính ban đầu thường khiến các chủ salon “đau đầu” mà không có cách giải quyết hiệu quả. Khi xác định mở một salon bạn nên lên một khung chi phí cơ bản để chạy trước gồm tất cả những khoản phí phát sinh và dự trù kinh phí hoạt động. Đây là lý do tại sao hầu hết ông chủ salon đều nhanh chóng trở thành chuyên gia tài chính chỉ sau ít năm hoạt động trong ngành.

Bạn nên có 1 kế hoạch hoạt động trước khi bắt tay vào những công việc chi tiết

Cũng có một vài trường hợp lựa chọn việc mua lại các thương hiệu salon đang có để tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên việc này khá mạo hiểm nhất là khi bạn vừa mới bước chân vào lĩnh vực này.

Bạn cần làm những gì để salon có thể bắt đầu hoạt động?

Sau khi đã có được nguồn tài chính và kế hoạch hoạt động, bạn sẽ cần chuẩn bị một số công việc sau:

Địa điểm: có rất nhiêu tiêu chí để chọn địa điểm mở salon tùy vào tài chính và quy mô salon của bạn để lựa chọn một địa điểm ưng ý nhất. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu một số thông tin về thị trường xung quanh như: mật độ khách hàng mục tiêu, số salon đối thủ, có cần địa điểm công cộng nào không…tất cả những điểm này đều ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạt động của một salon.

Salon ở mặt đường chính, có chỗ để xe rộng rãi luôn được khách hàng đánh giá cao

Thủ tục hành chính: cũng giống như khi mở một công ty mới, bạn cần đăng ký hoạt động với các cơ quan có thẩm quyền trước khi mở salon. Bạn cũng nên tìm hiểu về thuế và các thủ tục liên quan để tránh các vấn đề phát sinh sau đó.

Nhân sự: là khâu chuẩn bị khá quan trọng. Khi bạn đã biết được các dịch vụ mình sẽ cung cấp tới khách hàng cũng là lúc bạn phải bắt đầu tìm kiếm nhân sự phù hợp. Đối với 1 salon mới, bước đầu bạn không cần tuyển quá nhiều người, những công việc chủ yếu trong giai đoạn này là tìm cách phục vụ càng nhiều khách hàng càng tốt do vậy bạn nên tuyển 1 đến 2 thợ chính và một vài thợ phụ nếu cảm thấy quá tải. Thêm vào đó 1 nhân viên thu ngân kiêm kế toán cũng sẽ giúp bạn xử lý đống giấy tờ sổ sách hiệu quả.

Thiết bị - sản phẩm: thiết bị sản phẩm làm tóc là một phần không thể thiếu đối với salon. Bạn nên dự trù kinh phí để sắm các thiết bị thích hợp nhất và có thể mở rộng dần vào sau này.

Định giá sản phẩm: thông thường rất khó để định giá chính xác một dịch vụ như salon tóc. Những yếu tố quyết định đến giá bao gồm: chi phí địa điểm, chi phí vận hành, chi phí cho hoạt động marketing…Nếu có thể, bạn nên tham khảo bảng giá của các salon quanh bạn và các salon đang có dịch vụ giống bạn trên thị trường. Lên một bảng giá cao hơn và sử dụng các chiến dịch giảm giá sâu là cách làm khá hiệu quả giúp bạn có thể thu hút nhiều khách hàng tới salon.Nếu bạn thực sự muốn tự vận hành 1 salon làm tóc hiệu quả nên chuẩn bị cho mình các kiến thức về làm tóc, nhân sự, tài chính và thậm chí cả marketing. Bạn cũng có thể chuẩn bị một phần mềm quản lý salon (chẳng hạn SalonHerro để hỗ trợ bạn ngay từ những bước đi đầu tiên. Chắc chắn bạn sẽ thấy việc quản lý một salon không hề khó như những gì bạn nghĩ.

Trên đây là những gợi ý của chúng tôi giúp bạn có thể đơn giản hóa quá trình mở một salon làm tóc mới. Hiện tại, SalonHero đang có hình thức hỗ trợ các salon mới mở thông qua chương trình khuyến mãi dùng thử miễn phí phần mềm quản lý SalonHero trong 30 ngày, giúp bạn quản lý salon đơn giản và hiệu quả nhất.

Copyright © 2017. SalonHero.vn - Công ty TNHH TechHero Việt nam