BÀI TOÁN NHÂN SỰ CHO CÁC CHỦ SALON - LÀM GÌ KHI NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC LIÊN TỤC
Làm chủ một Salon dù lớn hay nhỏ cũng giống như việc quản lý một doanh nghiệp, cũng sẽ gặp không ít khó khăn về vấn đề nghỉ việc của nhân viên, đặc biệt là với những nhân viên đã được đào tạo, trở thành những người có tay nghề giỏi. Như vậy bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí cho việc đào tạo lại từ đầu cho nhân viên mới. Vậy đâu là lý do khiến nhân viên Salon của bạn nghỉ việc nhiều và cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Tìm hiểu lý do nghỉ việc của nhân viên
Có rất nhiều lý do khác nhau khiến cho một nhân viên của Salon bỗng nhiên xin nghỉ việc. Nó có thể liên quan đến vấn đề lương thưởng, cách quản lý, hoạt động của Salon, cách làm việc của chủ Salon, áp lực hoặc môi trường không có cơ hội phát triển… hoặc vì một vài lý do khách quan nào đó. Cũng có rất nhiều trường hợp những nhân viên đã được bạn đào tạo thành thạo tay nghề, trở thành một nhân viên giỏi thì họ thường có xu hướng xin nghỉ việc, tự mở Salon cho riêng mình. Và một khi nhân viên đã quyết định xin nghỉ việc, gần như sẽ không có cách nào thay đổi được ý kiến của họ. Do đó, để hạn chế được tình trạng này, việc phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân vì sao họ quyết định nghỉ việc là vô cùng quan trọng.
Thường xuyên giao tiếp, lắng nghe và chia sẻ ý kiến với nhân viên
Việc lắng nghe ý kiến, thường xuyên giao tiếp với nhân viên trong Salon sẽ giúp bạn gần gũi, tạo điều kiện cho nhân viên nói lên ý kiến, quan điểm và trình bày ý tưởng cá nhân của họ. Những ý tưởng, ý kiến đóng góp của họ chính là chìa khóa giúp bạn quản lý nhân viên, quản lý hoạt động của salon một cách hiệu quả nhất. Hãy cố gắng lắng nghe mong muốn của nhân viên, những khó khăn mà họ đang gặp phải, định hướng phát triển nghề nghiệp của họ trong tương lai... và sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ họ nhất có thể. Nếu họ nghỉ việc với lý do lương thưởng thấp, thì hãy cân nhắc và nói chuyện với họ để giải quyết. Còn nếu họ nghỉ việc vì muốn thay đổi công việc hay muốn tự mình kinh doanh, tự mình mở salon thì hãy tôn trọng ý kiến của họ và sẵn sàng giúp đỡ họ nếu cần thiết.
Tạo sự hăng say làm việc, duy trì đam mê với nghề cho nhân viên
Tình yêu và đam mê chính là động lực để nhân viên gắn bó với nghề tóc
Để gắn bó với nghề làm tóc, bạn cần phải có một niềm đam mê rất lớn. Nhìn thì có vẻ đơn giản, dễ kiếm tiền và nhàn hạ… nhưng thực sự, chỉ có những người trong nghề mới có thể thấu hiểu được những gian khổ. Những ngày mọi người được nghỉ, lễ tết thì họ vẫn phải làm việc, giờ ăn uống thất thường phụ thuộc vào khách hàng, lúc nào cũng phải vui vẻ niềm nở với khách hàng dù tâm trạng có không tốt, thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, thu nhập không ổn định… Do đó, để có thể gắn bó lâu dài với nghề, họ cần phải có được sự hăng say trong công việc, có một ngọn lửa đam mê với nghề. Là chủ salon, hãy tạo cho họ môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, tạo cho họ cơ hội phát triển bản thân, hứng thú trong công việc, khơi dậy sự sáng tao và sự đam mê với nghề của họ.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn phần nào trong việc quản lý salon, giúp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên và có được đội ngũ nhân viên xuất sắc, gắn bó lâu dài với salon.
Xem thêm các bài viết:
- 4 Lý do nên chọn phần mềm quản lý Salon thay vì quản lý Excel
- Chức năng tạo website cho Khách hàng tự đăng ký lịch hẹn trên SalonHero
- 11 Startup khởi nghiệp trong ngành làm đẹp thế giới năm 2017
- Quản lý nhân viên Spa hiệu quả để tăng doanh thu