CÁC CÔNG VIỆC CỦA MỘT QUẢN LÝ SALON
Công việc quản lý nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Bài viết này sẽ chia sẻ một sô kinh nghiệm để quản lý Salon hiệu quả.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp
Theo kinh nghiệm quản lý salon, đây là điều cốt lõi và quan trọng nhất, vì tính chất của công việc quản lý vốn phải tiếp xúc với rất nhiều người, gồm cả khách hàng và nhân viên. Vì vậy, học được cách giao tiếp là vô cùng cần thiết.
Đối với nhân viên:
- Trò chuyện với nhân viên về công việc.
- Giúp nhân viên đưa ra những quyết định tốt hơn.
- Định kì đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá.
- Trò chuyện một cách tự tin và truyền cảm trước một nhóm nhân viên.
Đối với khách hàng:
- Lắng nghe khách hàng như một người bạn.
- Giữ thái độ tích cực khi giao tiếp với khách hàng.
- Tránh gây khó hiểu cho khách hàng bằng những ngôn ngữ đặc thù.
- Gìn giữ mối quan hệ thân thiết bằng những quan tâm tinh tế.
- Tận tâm và hào phóng với khách hàng.
- Giám sát hiệu quả
Giám sát những công việc thường ngày như kiểm tra lịch hẹn của khách, đặt hàng sản phẩm khi trong kho đã hết, trả lương cho nhân viên … Những công việc này đòi hỏi bạn là một người có trách nhiệm và làm việc cẩn thận. Đây là một việc không thể thiếu trong việc học hỏi kinh nghiệm quản lý Salon.
- Lựa chọn và kiểm tra dòng sản phẩm.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm và để chọn ra sản phẩm đặc trưng riêng cho salon của mình chọn ra được những sản phẩm phù hợp với thương hiệu và hình ảnh Salon cũng khiến bạn phải nhức đầu suy nghĩ. Để đưa ra quyết định sáng suốt, bạn có thể tham dự các hội thảo về sản phẩm, thăm dò sản phẩm của đối thủ, khảo sát ý kiến khách hàng, đọc các bài bình luận và đến các khóa demo bán sản phẩm vừa giúp bổ sung kiến thức, đồng thời có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý Salon. Khi đã chọn được dòng sản phẩm ưng ý, nhiệm vụ của bạn là phải đảm bảo Salon luôn được trang bị đầy đủ các sản phẩm tóc, PR sản phẩm để tạo hiệu ứng tốt trong salon và tăng doanh thu sale.
- PR hình ảnh của salon.
Bạn sẽ phải đặt ra mục tiêu tăng doanh thu bán lẻ các sản phẩm tại salon và tăng lượng khách hàng đến với salon. Bạn cần lên kế hoạch và gắn kết với các nhân viên để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Doanh thu không phải là vấn đề, cái chính là bạn có thể điều chỉnh giá sản phẩm và đảm bảo nó không bị vượt quá tầm kiểm soát.
- Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá.
Cần đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng để đảm bảo nhân viên sẽ phục vụ khách một cách tận tâm nhất có thể dù đó là việc nhỏ nhất như mang nước uống mời khách hay việc chào đón thân thiện. Cần đảm bảo khách hàng của mình luôn có trải nghiệm tốt nhất tại salon. Thường xuyên khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của Salon.
- Giải quyết những hồi đáp từ khách hàng.
Là một quản lý, bạn cũng cần phải lắng nghe và giải quyết vấn đề phàn nàn hoặc trục trặc từ khách hàng một cách nhanh nhất và với thái độ tích cực, hòa nhã.
- Am hiểu về chuyên ngành.
Một trong những điều cốt yếu để tăng kinh nghiệm quản lý salon là bạn phải nắm rõ chi tiết từng công việc nơi mình làm và từ đó bạn có thể biết những lỗi sai mà nhân viên mình mắc phải. Thậm chí, bạn cũng có thể là người làm thay nhân viên khi Salon thiếu nhân sự.
- Sử dụng các phần mềm quản lý
Hiện nay trên thị trường, các phần mềm quản lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có rất nhiều. Tùy theo mục tiêu cũng như hướng phát triển của Salon, bạn có thể lựa chọn được phần mềm thích hợp để giúp việc quản lý hiệu quả hơn.
Hãy đến với SalonHero.vn nơi cung cấp các phần mềm quản lý Salon online. Chúng tôi gắn kết khách hàng, quản lý Salon hiệu quả nâng cao doanh số, giúp nhân viên tăng năng suất làm việc, quản lý hiệu quả từ xa, tính tiền nhanh chóng, quản lý khách hàng.
Xem thêm các bài viết:
- Quản lý nội bộ nhân viên Spa Salon 7-trong-1 hiệu quả từ xa
- 3 Cách để gia tăng khách hàng trung thành cho các Spa
- Chiến lược Marketing cho Salon Spa và các trung tâm làm đẹp
- Quản lý nhân viên Spa hiệu quả để tăng doanh thu