11 STARTUP KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH LÀM ĐẸP THẾ GIỚI NĂM 2017

11 STARTUP KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH LÀM ĐẸP THẾ GIỚI NĂM 2017

1. Glossier

Được sáng tạo và dẫn dắt bởi Emily Weiss -  nhà sáng lập của Into the Gloss – một trang blog nổi tiếng chuyên về thời trang, làm đẹp, thương hiệu, thương hiệu Glossier ra mắt lần đầu vào năm 2014 như là một nhánh mở rộng của trang blog. Từ đó, Glossier đã chiếm được cảm tình của một số lượng lớn độc giả trung thành. Và gần đây, với số tiền 24 triệu đô từ quỹ  Series B, công ty dự định đầu tư vào giao vận quốc tế và  phát triển dòng mỹ phẩm thương hiệu Glossier như kem chống nắng, kem dưỡng ẫm.

2. Milk makeup

Milk makeup ra đời sau Glossier vào năm 2016, là một thương hiệu chứa nhiều tâm huyết của những bộ óc sáng tạo đến từ công ty Milk Studio. Milk Makeup có một bước tiếp cận theo phong cách tối giản từ cách làm thương hiệu cho tới các bộ sưu tập. So với Glossier, sản phẩm của Milk đa dạng hơn rất nhiều đặc biệt là các dòng mỹ phẩm cho  mắt và môi. Một điểm đặc biệt là cả Glossier và Milk không đòi hỏi phải dùng cọ trang điểm.

3. Memebox

Với tổng quỹ đầu tư 160 triệu đô la, Memebox của công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đã vượt qua cả Ipsy để dẫn đầu bảng, tạo ra một không gian tràn ngập mỹ phẩm làm đẹp. Memebox được sáng lập bởi những thành viên của  startup Y Combinator. Lúc đầu Memebox tập trung bán online  các sản phẩm của hãng K-Beauty, một dòng sản phẩm phổ biến tại Hàn Quốc nhưng sau đó đã trở thành xu hướng trên thế giới. Tuy nhiên, về sau công ty đã mở rông sang cả các cửa hàng offline, tạo ra tổng doanh thu hàng năm lên tới hơn 100 triệu đô.

4. Seed Beauty

Có thể  các bạn đã từng nghe nói ít nhất một lần về hai thương hiệu mỹ phẩm: Colourpop và Kylie Cosmetics. Hai thương hiệu này được ươm mầm bởi một công ty đến từ Los Angeles tên là Seed Beauty.

Colourpop  xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014 và đã tạo nên dấu ấn với hiệu ứng hàng loạt các beauty blogger nổi tiếng sử dụng kem son lì. Với mức giá phổ biến từ 5$ - 8%, nó đã giúp Seed Beauty phát triển thêm nhiều sản phẩm mới cho mắt và môi.

Seed Beauty được phát triển từ phòng thí nghiệm gia đình. Điều này lý giải tại sao Colourpop có thể ra đời và giới thiệu các sản phẩm mới chỉ trong có vài ngày. Song hành cùng với sự thành công của Kylie Cosmetics, dòng mỹ phẩm cũng được tung ra và tiêu thụ chỉ trong vài phút; Seed Beauty tuyên bố sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm các thương hiệu mới.

5. Matchco

Matchco là một startup có sự kết hợp giữa công nghệ & làm đẹp. Ứng dụng Iphone của Matchco có thể quét da của bạn và tạo ra kem nền phù hợp riêng cho tông màu da của bạn với giá 49$. Kể từ tháng 10 năm 2016, ứng dụng này đã thu hút hơn 100,000 lượt tải và đã hình thành một tập người dùng trung thành ở độ tuổi từ 40 trở lên

6. Function of Beauty

Nền tảng của Function of Beauty được lấy ý tưởng từ Matchco, nhưng trong lĩnh vực dầu gội và dầu xả. Chỉ với 32$, khách hàng có thể tự thiết kế một hỗn hợp dầu gội-xả 240ml đặc trị và phù hợp với nhu cầu của họ như tóc chẻ, tóc dầu, tóc quăn, tóc bị hư tổn bởi nhiệt độ…Năm ngoái, Function of Beauty đã gọi được 1.5triệu đô và đã tăng doanh thu hàng tháng 50% trong suốt 6 tháng đầu ra mắt. Cuối cùng, công ty muốn tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất sản phẩm, từ ý tưởng tới đóng chai.

7. Styleseat

Khởi nghiệp từ năm 2011, Styleseat là một dịch vụ đặt lịch hẹn trong ngành làm đẹp. Hiện nay nó thu hút hơn 10 triệu user và 400,000 chuyên gia làm đẹp. Năm ngoái, Style Seat đã mua lại phần mềm salon & spa với nền tảng đặt lịch hẹn Beauty Booked.

8. Ever

Dòng sản phẩm chăm sóc da của Stella & Dot sử dụng một thành phần có nguồn gốc từ cây mộc lan nhằm mục đích chống lão hóa, làm sáng da và chống lại những tác nhân của môi trường. 3 thương hiệu: Ever, Keep Collective, và dòng sản phẩm mang tên hãng – đã thu về 300 triệu đô doanh thu mỗi năm, thu hút hơn 50,000 người bán hàng ở 6 quốc gia. Đây là một hình mẫu minh chứng cho sự thành công của những công ty như Beautycounter và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhanh của một tên tuổi mới nổi như Glossier. Những hình mẫu này đều không có người bán hàng trực tiếp của hãng mà  phát triển theo hướng các chương trình giới thiệu (Referral Program)

9. Beauty Counter

Các tiếp cận theo kiểu bán hàng xã hội của Beauty Counter đã thực sự thành công. Dòng sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm thiên nhiên được cho là đã mang lại doanh thu 225triệu đô trong năm 2016, mặc dù không dành ngân sách nào cho quảng cáo. Chức năng quảng cáo của Beauty Counter thực chất là nhờ vào 20,000 người bán, thông qua các website cá nhân và các cộng đồng trên mạng xã hội, họ đã kiếm được 35% doanh thu từ phía công ty. Beauty Counter cũng đã tăng gấp đôi số người ủng hộ các sản phẩm làm đẹp an toàn và góp phần làm tăng tính minh bạch cũng như quy định đối với các thành phần của mỹ phẩm. Năm 2016, Beauty Counter mua lại Nude, dòng mỹ phẩm thiên nhiên được sáng tạo bởi Ali Hewson.

10. Skin Laundry

Với The drybar of Facials, Skin Laundry  đưa ra 15 phút trị liệu bằng laser và ánh sáng, sử dụng công nghệ làm sạch sâu và giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, nếp nhăn. Được thành lập năm 2013, Skin Laundry  đã có 15 chi nhánh tại Mỹ, London và Hồng Kông và hiện đang mang sản phẩm của mình tới Sephora.

11. Madison Reed

Ý tưởng đằng sau dịch vụ nhuộm tại nhà của Madison Reed đó là giúp phụ nữ có một lựa chọn khả thi hơn bên cạnh việc phải chi hàng trăm đô la mỗi tháng tại Salon. Chỉ với 25$ một hộp hoặc 20$ (nếu bạn đã đăng ký trước), Madison Reed hứa hẹn sẽ đem lại kết quả như tại salon với chất lượng và thành phần sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn an toàn của Liên minh châu Âu. Tháng 12 năm 2016,  Madison Reed đã mở salon đầu tiên tại Manhatan, nơi phụ nữ có thể được chăm sóc tận gốc chỉ với giá 45$ cho 45 phút mọi dịch vụ.

Biên tập & dịch bởi SalonHero - Theo FastCompany - Chia sẻ bài viết vui lòng ghi rõ nguồn

Xem thêm các bài viết:

Copyright © 2017. SalonHero.vn - Công ty TNHH TechHero Việt nam